CHỚ NÊN COI THƯỜNG SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
Trên thế giới bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chiếm tỷ lệ đáng kể trên dân số, trong đó đa phần là nữ giới. Ở Việt Nam, dự đoán bệnh sẽ ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của công việc và thay đổi về thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Suy giãn tĩnh mạch chân còn gọi suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch ở hai chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, tê, dị cảm chân, vọp bẻ, phù chân, v.v có thể dẫn đến những biến chứng khó chữa như chàm da, loét da lâu lành, xuất huyết, viêm tĩnh mạch nông, huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu, ...
Những người có nguy cơ mắc bệnh:
- Người làm việc phải đứng quá lâu, ngồi quá lâu, ít đi lại như nhân viên văn phòng, thu ngân, bán hàng, giáo viên, cảnh sách giao thông, tài xế, v.v.
- Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết tố, của thuốc ngừa thai, do quá trình thai nghén, sinh nở tác động lên hệ tĩnh mạch, đặc biệt ở nữ trên 30 tuổi.
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình đã có những người mắc bệnh thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Người béo phì, ít vận động
- Người càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Triệu chứng nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
· Ở giai đoạn đầu các triệu chứng ban đầu thường mờ nhạt thoáng qua, người bệnh có những biểu hiện như: đau nặng hơn, cảm giác châm chích dị cảm như kiến bò ở hai chân. Cảm triệu chứng này giảm khi khi nằm nghỉ và gác hai chân lên cao nhưng ngày hôm sau lại xuất hiện. Đa số người bệnh ít chú ý đến những triệu chứng kể trên, dễ bỏ qua nên không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, dễ dẫn đến giai đoạn nặng khó chữa.
· Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như phù ở mắc cá chân hay bàn chân, giãn các mao mạch hoặc tĩnh mạch dạng lưới, thay đổi màu sắc da, chàm da do ứ máu tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng, sau đó là các tĩnh mạch phồng lên, xuất hiện các búi tĩnh mạch, các mảng bầm máu trên da, loét da vùng cẳng chân.
· Có sáu độ suy giãn tĩnh mạch chân:
+ Độ 0: Triệu chứng đau, nặng mỏi chân khi đướng ngồi nhiều, vọp bẻ, v.v.
+ Độ 1: Giãm mao mạch hoặc tĩnh mạch dạng lưới + triệu chứng như trên
+ Độ 2: Các tĩnh mạch trương phồng lên + triệu chứng như trên
+ Độ 3: Phù hai chân ở mắt cá chân, bàn chân, cổ chân
+ Độ 4: Thay đổi màu sắc trên da vùng cẳng chân + phù chân
+ Độ 5: Có các vết loét hai chân dễ lành
+ Độ 6: Có vết loét hai chân khó lành
Các phương pháp chuẩn đoán và điều trị
Có đến 77% bệnh nhân không biết là mình mắc bệnh cho tới khi có những biến chứng xảy ra. Ở giai đoạn đầu của bệnh do các triệu chứng ít được người bệnh chú ý, dễ bỏ qua, dễ tưởng nhầm sang các bệnh khác (như bệnh lý cơ xương khớp, thiếu canxi,….).
Siêu âm Doppler mạch máu là phương pháp chẩn đoán an toàn cho kết quả ngay với mức độ chính xác 95 – 99%. Siêu âm cho phép thấy được hình ảnh đoạn tĩnh mạch bị giãn, các van tĩnh mạch suy mất chức năng, thấy có cục máu trong long tĩnh mạch hay không.
Biến chứng có thể xảy ra
- Ứ máu tĩnh mạch ở chân lâu ngày dẫn đến rối loạn biến dưỡng da vùng cẳng chân dẫn đến thay đổi sác tố da, chàm, loét da lâu lành.
- Các tĩnh mạch trương to dễ bị vỡ khi bị chấn thương va chạm nhẹ gây xuất huyết, bầm máu
- Các tĩnh mạch trương to nếu không được lấy bỏ có nguy cơ tạo lập các cục máu đông gây huyết khối tĩnh mạch, các cục máu đông này có thể bong ra, trôi theo dòng máu về tim rồi lên phổi gay tắc động mạch phổi dẫn đến tử vong, rất nguy hiểm
Một số cách phòng bệnh:
- Giữ cân nặng lý tưởng, tránh béo phì. Không mặc quần áo chật, không đi giày cao gót (>4 cm), hạn chế tắm nước nóng nếu không cần thiết.
- Không đứng lâu, ngồi nhiều. Nếu ngồi làm việc lâu có thể phối hợp các động tác vận động chấn giúp máu lưu thông tốt (như co duỗi các ngón chân, gấp duỗi cổ chân, …), không khiêng vác nặng.
- Ăn nhiều rau quả tươi, giàu chất xơ, vitamin, uống đủ nước để tránh táo bón.
- Tập luyện các môn như: đi bộ nhanh, đạp xe, tập dưỡng sinh, tốt nhất là đi bộ. Hạn chế tập những môn thể thao nặng
Các tin khác
- BIẾN CHỨNG COVID-19 NẶNG VÌ KHÔNG BIẾT MÌNH CÓ BỆNH NỀN
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁM SỨC KHỎE HẬU COVID-19
- 8 ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ PHÒNG TRÁNH COVID-19 TẠI NƠI LÀM VIỆC
- PHÂN BIỆT TEST NHANH KHÁNG NGUYÊN VÀ XÉT NGHIỆM RT-PCR