TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁM SỨC KHỎE HẬU COVID-19
Có thể thấy hậu quả của làn sóng COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh vừa qua vô cùng nặng nề cả về số ca nhiễm và số ca tử vong. Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì hội chứng sau nhiễm COVID-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của người bệnh. Đặc biệt là nhóm đối tượng người cao tuổi và người có bệnh nền.
Vì sao nên kiểm tra sức khỏe, tầm soát hậu COVID-19?
Với COVID-19, khi mắc bệnh và sau khi đã khỏi bệnh (xét nghiệm RT-PCR âm tính) bệnh nhân vẫn gặp các vấn đề về sức khỏe, các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí rất nhiều tháng sau đó. Ngay cả những người mắc COVID-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng cũng có thể cảm thấy không được khỏe dù đã được điều trị khỏi.
Đặc biệt, tùy theo cơ địa của mỗi người mà tình trạng hậu COVID-19 có thể diễn tiến nặng nhẹ khác nhau. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, những triệu chứng này có thể kéo dài âm ỉ, ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Dấu hiệu nhận biết hậu COVID-19
Chúng ta đều biết COVID-19 chủ yếu gây tổn thương phổi, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi-rút SARS-CoV-2 sẽ tấn công các tế bào khỏe mạnh, gây viêm hoặc tổn thương mô ở những bộ phận đó. Vì vậy ở giai đoạn hậu COVID-19, sau khi đã điều trị khỏi, người bệnh vẫn có thể gặp những vấn đề như:
- Cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, vận động chậm chạp
- Khó thở, hụt hơi khi phải vận động hoặc nói nhiều
- Chóng mặt khi đứng dậy
- Đau tức ngực, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực (tim đập thình thịch)
- Ho, đau họng, sốt
- Thay đổi khứu giác, vị giác, ăn không ngon miệng, chán ăn
- Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy
- Khó ngủ, ngủ hay giật mình
- Dễ mất tập trung, dễ xúc động, hay thay đổi tâm trạng
- Có cảm giác tê râm ran
Mức độ của những triệu chứng này có thể trầm trọng hơn khi người bệnh hoạt động nhiều, tập thể dục mạnh hay làm việc căng thẳng…
Cần thăm khám gì để kiểm tra hậu COVID-19?
Kiểm tra sức khỏe sau khi đã điều trị khỏi COVID-19 là cực kỳ quan trọng. Điều này nhằm đánh giá chức năng và tầm soát các bệnh lý liên quan. Từ đó đội ngũ bác sĩ chuyên môn sẽ có phác đồ điều trị các biến chứng hậu COVID-19 mà người bệnh đang gặp phải và dự phòng các nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai.
Đối tượng nào nên tầm soát hậu COVID-19?
Sau khi đã âm tính, bạn không nên chủ quan mà cần tiếp tục thực hiện theo các khuyến cáo của Bộ Y Tế và kết hợp theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Đặc biệt nên kiểm tra, thăm khám nếu
- Có các triệu chứng của hậu COVID-19
- Xuất hiện các triệu chứng mới
- Muốn đánh giá sức khỏe sau khi nhiễm COVID-19, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc có bệnh lý nền
Việc thăm khám trong giai đoạn này sẽ giúp tầm soát các di chứng của COVID-19, phát hiện và điều trị kịp thời. Tránh trường hợp ủ bệnh trong thời gian dài, kéo thêm nhiều bệnh liên quan khác ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tăng chi phí điều trị.
Các tin khác
- BIẾN CHỨNG COVID-19 NẶNG VÌ KHÔNG BIẾT MÌNH CÓ BỆNH NỀN
- 8 ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ PHÒNG TRÁNH COVID-19 TẠI NƠI LÀM VIỆC
- PHÂN BIỆT TEST NHANH KHÁNG NGUYÊN VÀ XÉT NGHIỆM RT-PCR
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT PHẢN ỨNG SAU KHI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19