NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA UNG THƯ VÚ
I. Triệu chứng thường gặp của ung thư vú: là một khối u có thể sờ nắn được bằng tay, có kích thước khoảng từ 1cm trở lên và không đau. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu bất thường khác như:
- Tiết dịch núm vú, nhất là khi có lẩn máu hoặc có màu hơi đen.
- Tổn thương dạng chàm khiến núm vú trở nên đỏ, đóng vẩy hoặc loét, khuyết.
- Núm vú bịt tụt vào trong.
- Xuất hiện vết lõm hoặc nếp nhăn kéo lõm bề mặt của tuyến vú
- Tổn thương dạng “da cam” của tuyến vú.
II Nguyên nhân ung thư vú: Ung thư vú là các tế bào bất thường gọi là tế bào ung thư phát triển từ những tế bào ống hay tế bào nang của vú. Nếu không chữa trị sớm, các tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh chóng trong vú, đi vào các mạch máu hay hạch bạch huyết, chạy tới các hạch, và có thể lây lan đến các bộ phận khác, gây ra đau đớn tắc nghẽn cho cơ thể và cuối cùng gây tử vong.Cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư, nhưng có một vài tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Tiền căn thai sản: Phụ nữ chưa từng sinh con hoặc mang thai lần đầu sau 30 tuổi có nguy cơ bị ung thư vú gấp đôi so với phụ nữ có ít nhất một con trước 30 tuổi.
- Tiền căn phơi nhiễm bức xạ vùng ngực: Trước đây, khi bệnh lao phổi còn phổ biến, nhiễm bức xạ thường xảy ra với phụ nữ bị chụp x quang phổi nhiều lần, hiện tượng này cũng được ghi nhận ở các phụ nữ Nhật bị nhiễm phóng xạ trong thảm họa bom nguyên tử ở Hiroshima và Marasaki. Ngày nay, tác nhân này rất hiếm gặp nhưng bạn cũng nên thận trọng với những tình huống phơi nhiễm bức xạ không cần thiết trong y khoa.
- Những bệnh lý tuyến vú lành tính: Một vài loại bệnh lý tuyến vú lành tính có xu hướng trở thành ung thư nhiều hơn các loại bệnh lý tuyến vú lành tính khác. Do vậy, bạn nên khám định kỳ đẻ được các bác sỹ theo dõi và họ đề nghị phẫu thuật khi cần thiết để phòng ngừa bệnh.
- Chế độ ăn uống và tình trạng thừa cân: Số lượng calori đưa vào cơ thể càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng tăng. Những phụ nữ có chế độ ăn nhiều calori có nguy cơ mắc bệnh gấp 1,5- 2 lần phụ nữ bình thường. Ngoài ra,tình trạng thừa cân, thói quen hút thuốc lá, chế độ ăn ít trái cây, ít rau củ, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Các biện pháp nội tiết tố: Các biện pháp nội tiết tố(được chỉ định để ngừa thai hay điều trị thay thế trong giai đoạn mãn kinh) không làm tăng nguy cơ gây ung thư vú. Tuy nhiên, những phụ nữ được điều trị bằng các liệu pháp nội tiết tố phải được theo dõi sát sao bởi các bác sỹ của họ để có thể phát hiện sớm ung thư vú, nếu có.
- Các nguy cơ mang tính gia đình:
+ Di truyền: khoảng 5-6% các trường hợp ung thư vú là do di truyền của một gen bất thường; còn gọi là đột biến gen. Nếu nhận di truyền gen đột biến, khoảng 70-80% các phụ nữ này sẽ bị ung thư vú về sau. Nếu không nhận gien di truyền, nguy cơ mắc bệnh của họ cũng như mọi phụ nữ bình thường khác.Theo lý thuyết, bệnh ung thư sẽ xuất hiện vào giai đoạn đầu của cuộc sống( có thể xác minh bằng xét nghiệm gien) nên nếu xảy ra trường hợp này, những người trong dòng họ cần được theo dõi đặc biệt
+ Môi trường sống trong gia đình: có những gia đình có nhiều người bị ung thư vú, nhưng không tìm được tác nhân nguy cơ như: ít sinh đẻ, có khuynh hướng bị bệnh lý tuyến vú lành tính, bệnh béo phì…Trong các gia đình này, nguy cơ mắc bệnh gấp 2-3 lần các gia đình khác.
Các tin khác
- BIẾN CHỨNG COVID-19 NẶNG VÌ KHÔNG BIẾT MÌNH CÓ BỆNH NỀN
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁM SỨC KHỎE HẬU COVID-19
- 8 ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ PHÒNG TRÁNH COVID-19 TẠI NƠI LÀM VIỆC
- PHÂN BIỆT TEST NHANH KHÁNG NGUYÊN VÀ XÉT NGHIỆM RT-PCR